Thứ Hai, 3 tháng 10, 2022

thumbnail

Bình Đức phù hợp quy hoạch phát triển đô thị sinh thái

 

Đô thị sinh thái là xu hướng của tương lai

Đối với Việt Nam đô thị sinh thái còn khá mới mẻ, nhưng tại nhiều quốc gia trong khu vực, mô hình này đã được triển khai khá lâu. Trên thế giới, một số nước đã xây dựng thành công các đô thị xanh, đô thị sinh thái, như: Curitiba (Brazil), Thanh Đảo, Bắc Hải (Trung Quốc), Singapore, Stockholm (Thụy Điển), Freiburg (Đức), Alexandria, Virginia (Mỹ)... Đặc điểm chung của các khu đô thị sinh thái này là các tòa nhà thường được xây dựng theo mô hình thấp tầng, mái nhà phủ cỏ và cây xanh để cách nhiệt, phương tiện đi lại trong khu đô thị là xe buýt chạy bằng nhiên liệu sạch, xe đạp hoặc xe chạy điện.



  Xem thêm:

            Việt Nam đang hướng đến mô hình đô thị sinh thái tại các đô thị vệ tinh

Tốc độ đô thị hoá ngày càng tăng nhanh khiến Việt Nam đang đứng trước bài toán khó về phát triển đô thị với nhiệm vụ hài hòa môi trường sống và sống bền vững. Mặt trái của việc phát triển đô thị nhanh chóng chính là sự đe dọa với môi trường sống. Các đô thị, đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, phải đối mặt với nhiều vấn đề như kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, tình hình úng ngập, ùn tắc giao thông... và các thách thức liên quan đến môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng lớn. Tỷ lệ cây xanh đô thị hiện nay là 2-3m2/ người, trong khi chỉ tiêu cây xanh tối thiểu của Liên hợp quốc là 10m2/người và chỉ tiêu của các thành phố hiện đại trên thế giới là 20-25m2/người. Nghĩa là tỷ lệ cây xanh đô thị ở Việt Nam chỉ bằng 1/5-1/10 so với tiêu chuẩn thế giới. Chính vì thế, quỹ đất vốn có của Việt Nam đang bị lạm dụng rất lãng phí, nếu tính đến vấn đề lâu dài, vô hình trung sẽ khiến môi trường sống bị phá vỡ.

Bình Đức phù hợp quy hoạch phát triển đô thị sinh thái ven sông

Thứ nhất, theo quy hoạch định hướng không gian vùng của tỉnh Long An, vùng đệm sinh thái giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây sẽ là nơi phát triển năng lượng tái tạo và đô thị sinh thái ven sông. Các huyện giáp TP. HCM như Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước và Cần Giuộc sẽ trở thành các đô thị vệ tinh và các khu, cụm công nghiệp. Thì việc quy hoạch những khu đô thị liền kề phục vụ cho nhu cầu định cư của lực lượng lao động là hoàn toàn phù hợp.

Thứ hai, với lợi thế còn nhiều quỷ đất sạch, vị trí chiến lược: phía đông giáp Lương Hòa, đông nam giáp An Thạnh, phía tây giáp huyện Thủ Thừa, phía nam giáp Thạnh Đức và đông bắc giáp Thạnh Hòa. Có hệ thống hạ tầng giao thông thông thoáng (sông Vàm Cỏ Đông, ĐT 816 và dự kiến Vành Đai 4) Bình Đức hoàn toàn phù hợp với định hướng quy hoạch đô thị sinh thái.

Hiện nay, tại các thành phố đông đúc dân cư như TP. HCM, TP. Hà Nội ngày càng phải đối mặt với các vấn đền nghiêm trọng như: ùn tắc giao thông, ngập úng, dịch bệnh, biến đổi khí hậu,…và đặc biệt là giá bất động sản tăng lên chống mặt, khiến nhiều người không thể mua được nhà ở các thành phố lớn, vậy nên việc phát triển thêm những dự án dân cư phục vụ cho nhu cầu an cư của lực lượng lao động trong KCN là cần thiết.

 


Tham khảo các mô hình khu đô thị sinh thái ven sông Vàm Cỏ Đông:

·        Khu đô thị Waterpoint 355ha: https://vamcodong.vn/waterpoint

·        Nhà phố The Pearl Riverside: https://vamcodong.vn/the-pearl-riverside

Bài viết tham khảo:

About

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.