Thứ Hai, 18 tháng 10, 2021

thumbnail

5 yếu tố tăng trưởng bền vững của bất động sản Long An

 Long An là một trong ba địa phương vệ tinh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh bên cạnh Bình Dương và Đồng Nai. Sau một thời gian dài chịu cảnh lép vế trên thị trường bất động sản, kể từ giai đoạn năm 2020 bất động sản Long An cho thấy sự đột phá trong cách phát triển các sản phẩm và trở thành điểm sáng thu hút đầu tư. Sau đây là 5 yếu tố mang đến sự tăng trưởng bền vững cho bất động sản Long An trong tương lai:


Vị trí chiến lược

            Long An may mắn sở hữu vị trí đặc biệt quan trọng ở 3 khu vực chiến lược: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Vùng Thành phố Hồ Chí Minh và vị trí cửa ngõ Đồng bằng Sông Cửu Long.

            Trong giai đoạn 2016-2020, địa phương duy trì tốc độ tăng trưởng 9,11%/năm cao nhất Đồng bằng Sông Cửu Long. Dân số 2 triệu người với lực lượng lao động trẻ phần lớn làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và các Khu công nghiệp vùng ven.

            Long An sở hữu vị trí cửa ngõ khi có 100km đường giáp ranh Thành phố Hồ Chí Minh và được ví như gạch nối giữa TPHCM và khu vực Tây Nam Bộ, ngoài ra địa phương còn sở hữu khả năng kết nối trực tiếp đến khu vực Đông Nam Bộ nhờ tuyến Cao tốc Bến Lức – Long Thành khi đi vào hoạt động năm 2023.

            Ngoài ra, chiến lược phát triển của địa phương còn hướng đến mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất công nghệ cao của khu vực với chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước hấp dẫn, cũng như đón làn sóng dịch chuyển sản xuất và giãn dân từ vùng trung tâm.

Tốc độ đô thị hóa nhanh

            Tính đến hết quý 1 năm 2021, Long An có 1246 dự án đầu tư nước ngoài trên 36 khu công nghiệp (bao gồm được phê duyệt quy hoạch và đang hoạt động). Sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp kéo theo tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh nhờ số lượng lao động về đây sinh sống và làm việc. Theo quy hoạch đến năm 2030, Long An sẽ phát triển 29 khu đô thị giáp ranh TPHCM, nổi bậc hơn cả là tại khu vực Bến Lức, nơi được dự báo dân số sẽ tăng thêm 1,6 triệu người.

            Chiến lược đồng bộ hạ tầng giao thông giữa Long An và Thành phố Hồ Chí Minh cũng được đẩy manh hoàn thiện nhanh chóng, không chỉ hoàn thiện mạng lưới giao thông giữa hai địa phương mà còn tạo tiền đề hoàn thiện bản đồ giao thông miền Nam, trong đó nổi bậc hơn cả là hệ thống Cao tốc phía Nam với khả năng kết nối đến Cần Thơ và Cà Mau.

            Long An rất thận trọng với chiếc lược phát triển đô thị, bằng chứng cho thấy số lượng dự án được chính quyền địa phương cấp phép hàng năm rất hạn chế. Bù lại các sản phẩm bất động sản tại đây ghi dấu trên thị trường bằng chất lượng vượt trội khi được đầu tư bài bản hướng đến sự phát triển bền vững. Minh chứng cụ thể qua khu đô thị Lavilla Tân An, tọa lạc ngay tại Trung tâm hành chính tỉnh, sở hữu 1km đường bờ sông Vàm Cỏ Tây và mặt tiền Quốc lộ 1A, điểm nhấn quan trọng của dự án chính là 56% diện tích (trong tổng số 76ha) được dành riêng để phát triển mảng xanh và hạ tầng tiện ích phục vụ cuộc sống cư dân.

Hạ tầng giao thông hiện đại nhất khu vực

            Nhờ vị trí đặc biệt quan trọng, Long An gần như sở hữu mạng lưới giao thông đồng bộ và hiện đại bậc nhất khu vực cà về đường bộ, đường thủy và đường sắt.

            Về đường bộ, Long An đã hoàn thành việc nâng cấp mở rộng các tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ N2, Quốc lộ 50, Quốc lộ 62, trong tương lai còn đón thêm Quốc lộ N1 (kết nối các tỉnh dọc biên giới Campuchia), bên cạnh hệ thống Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Cao tốc Bến Lức – Long Thành.

            Về đường thủy, Long An sở hữu hệ thống Sông Vàm Cỏ kết nối trực tiếp đến hệ thống Cảng Quốc tế tại TPHCM và Cảng Quốc tế Long An, bên cạnh hệ thống Cảng nội bộ khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Mặt bằng giá bất động sản còn thấp

            Từ đầu năm 2020, Long An trở thành điểm nóng trên thị trường bất động sản phía Nam với hàng loạt dự án quy mô tầm cỡ tại Bến Lức, Đức Hòa và Cần Giuộc – 3 địa phương được đánh giá cao nhờ vị trí giáp ranh TPHCM và tiềm năng phát triển cộng nghiệp – những số liệu chỉ ra rằng giá bất động sản tại đây vẫn còn khá thấp so với các địa phương tương tự, cụ thể:

  • Giá đất trung bình tại Bình Dương ghi nhận khoảng 14 triệu đồng/m2, nhà phố biệt thự khoảng 50 triệu đồng/m2.
  • Tại Đồng Nai, giá đất nền giao dịch ở mức giá trung bình 8 triệu đồng/m2, nhà phố biệt thự khoảng 45 triệu/m2.
  • Trong khi đó tại Long An, giá đất nền ghi nhận ở mức 6,5 triệu/m2, ở các vùng trung tâm và giàu tiềm năng mức giá có thể giao động từ 18 đến 30 triệu đồng/m2.

Xu hướng giãn dân và lợi thế thiên nhiên

            Như đã dự báo ở trên, tốc độ đô thị hóa tại Long An sẽ tăng nhanh trong những năm tới nhờ xu hướng giãn dân từ vùng trung tâm và làn sóng dịch chuyển sản xuất, nhu cầu bất động sản nhà ở sẽ tăng cao tạo tiền đề cho sự bức phá.

            So với Bình Dương và Đồng Nai, Long An sở hữu mạng lưới sông ngòi trù phú và hoang sơ, đây là điều kiện lý tưởng để phát triển các khu đô thị sinh thái, một xu hướng đang được thị trường cực kỳ ưa chuộng hiện nay. Sự ra đời của các khu đô thị tầm cỡ như dự án Lavilla Tân An, Waterpoint Nam Long, Vietuc Varea Bến Lức đánh dấu cột mốc chuyển mình quan trọng của bất động sản Long An với tương lai đầy tươi sáng.

Nguồn tham khảo: https://vamcodong.vn/tin-tuc-thi-truong/5-yeu-to-tang-truong-ben-vung-cua-bat-dong-san-long-an

Bài viết cùng chủ đề:

·         Không Gian Sống Sông Nước Là Lựa Chọn Của Giới Thượng Lưu

·         Long An vụt sáng trong bức tranh bất động sản vùng ven Thành phố Hồ Chí Minh

·         Bất động sản Long An hưởng lợi từ sự dịch chuyển dòng vốn từ khu Đông sang khu Tây

·         Bất động sản khu tây Thành phố Hồ Chí Minh tăng trưởng bền

 

Subscribe by Email

Follow Updates Articles from This Blog via Email

No Comments

About

Tìm kiếm Blog này

Được tạo bởi Blogger.